Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Bạch Nguyệt quang và nốt Chu sa

Bạch Nguyệt quang là ánh trăng sáng!

Nốt Chu sa là dấu vết màu đỏ!


Sẽ có nhiều câu chuyện, những giai thoại về hai hình ảnh này khi đặt chúng cùng nhau. Có giai thoại chu toàn, hạnh nguyện; lại có câu chuyện đau lòng, thắt ruột xé gan!

Bạn sẽ quan tâm, vun vén cho giai thoại, câu chuyện nào? Là chọn lựa một chiếc cầu vồng muôn màu muôn sắc hay là một chút say nắng đầu đời để lại nhiều luyến lưu, mãi không dứt?


Câu chuyện thứ nhất (mình lượm ở bài comment ở link YouTube dưới) thì ví bạch Nguyệt quang và nốt chu sa như hoa hồng trắng và hoa hồng đỏ. Mỗi loài hoa là một cô gái mà một bạn nam phải gặp trong cuộc đời, và ở một thời điểm nào đó, đưa ra lựa chọn ai sẽ ở lại trong cuộc đời của bạn ấy. Nếu chọn hoa hồng trắng, sau này ăn cơm thì sẽ có hạt cơm dính bên mép. Nếu chọn hoa hồng đỏ, sau này trên người bạn ấy sẽ có vết muỗi cắn. 

Nói chung là chọn cô gái nào thì bạn ấy cũng phải chọn cái khổ đau về sau, chỉ là đau như thế nào, khổ hạnh ra sao.


Còn trong câu chuyện mà mình nghĩ ra thì nốt Chu sa có liên quan đến thời kỳ kịch sử của nhà Chu khi lên ngôi. Có vẻ như mỗi lần đổi ngôi của một vương triều là mỗi lần một dãy những vì sao trên trời lại tự sắp xếp lại chỗ ở. Các vì sao lúc ấy đã định sẵn một tương lai huy hoàng cho con cháu tổ tông dòng họ Chu nên mới cùng nhau va vào ngôi sao tướng mệnh của nhà Chu và tập hợp lại tạo nên một ngôi sao lớn chiếu ánh sáng màu cam. Người Chu sau trận chiến thắng nhà Thương thì mỗi ngày đều nhìn thấy một ánh sáng rực rỡ như lửa chiếu xuống nhân gian. Họ thấy rằng ánh sáng này thật đặc biệt và cho rằng ánh sáng này chính là những vì sao thắp lên vì thời kỳ ngự trị của vua nước họ nên mới đặt tên cho mỗi tia sáng là nốt Chu sa - có nghĩa là tia sao rơi xuống nhà Chu. Nốt Chu sa được yêu mến vì những vệt màu trên đất và sự ấm áp khi đứng vào nơi có tia sáng chiếu vào. Nốt Chu sa lấy từ trong tích trên mang ý nghĩa là một điều đẹp đẽ và may mắn.

Trong câu chuyện đó, thì bạch Nguyệt quang là những ánh trăng đêm của thời phong kiến Trung Quốc. Sử thi nói, từ thời nhà Chu trở đi, có một tuyệt lệnh rằng ai khinh thường vua là khinh thường lệnh trời, và người đó đáng bị xử phạt. Dân của một nước bắt đầu được đến trường đề học tập lễ nghi, tập quán; người có quyền thế, tiền bạc thì được học thêm cả lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự - đánh xe, thư - chữ viết, số. Những điều đẹp đẽ dần được khám phá và từ đó, có những người có lòng yêu cảnh khuya tịch mịch. Sau, người học cao hiểu rộng ra vườn hóng gió mát thì thấy cả ánh trăng sáng rồi đem lòng yêu cả ánh trăng. Thói quen ngắm trăng của một người được truyền bá trong nhân thế rồi trở thành thói quen của nhiều người hơn. Ánh trăng chiếu soi chúng ta mỗi ngày là nhờ ánh sáng của một vì sao tên là mặt Trời. Có một ánh sáng ban đêm cũng có nghĩa là chúng ta rất may mắn. Ánh trăng được tôn thờ vì ánh sáng của nó, không đẹp rực rỡ nhưng rạng ngời, làm chủ những buổi đêm.

Từ hai điển tích ở trên, có thể thấy bạch Nguyệt quang và nốt Chu sa có thể nói về hai tình nhân của một cuộc đời hoặc về một câu chuyện đầu đuôi của tình cảm của một cặp đôi. 

Nếu là hai tình nhân của một cuộc đời thì sẽ tự nhiên để lại một nỗi đau trong đời của ba người (mà những câu chuyện tiêu biểu thì chẳng thể gom hết lại để kể). Nhưng có kể như thế nào thì kết cuộc mỗi hình ảnh vẫn là đại diện của một vị tình nhân mà thôi!

Nếu là câu chuyện của một cặp đôi thì sẽ rất hạnh phúc. Cho dù có những lan man, trắc trở đi chăng nữa thì những cảm xúc tiêu cực cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong cuộc sống của hai người. 

Link nguồn gốc của ý tưởng dành cho bài viết:

[Vietsub] Bạch Nguyệt Quang Và Nốt Chu Sa (full Tiktok) - Đại Tử | 白月光与朱砂痣 - 大籽 - YouTube

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét