Thứ Ba, 2 tháng 7, 2024

một ánh sao ở trong mẻ nhìn trăng

 (tự sự)


câu chuyện dài kỳ Lặp nhất trong lòng tôi, là việc tôi quên bẵng vì sao bầu trời đêm lại có những điểm cốm bạc màu chiếu sáng nhỏ nhắn quá đỗi như vậy... Vậy mà, tôi quên những khoảnh khắc ấy, khi tôi nhìn thấy Đại Hoà dốc phía Nam Bắc Đại (tức Thác lớn Niagara Falls, giữa biên giới Mỹ Quốc và Kháng Đế Đại, Canada)...


tôi chưa có dịp nhìn thấy bầu trời, nhưng nếu có, thì là 'trời gió giữa chuyến Hàn huyên', ý là 'lúc tôi đang bận một xí'!


nhưng cái trời tôi chưa có dịp thấy, là cái trời mà tôi được 'Quyền Tự huyễn', tức là, không ai VI HOẠI PHÙ PHẠM vào cách tôi cần dịch di, không ai kéo ráo-gào, người có choạ nguỷ choạ, có xạo nguỷ xạo, có nguỵ nguỷ nguỵ,...




Câu chuyện các kiểu nấu nướng ăn uống!

nấu nướng:

Thì mình cũng không đạt cảnh giới của đầu bếp nghiệp dư - một người nấu ăn chuẩn chỉnh ở cấp bậc thấp. 

Nhưng mà mình lại lấm lét ở cảnh giới của một đầu bếp lão làng - một người có thể chế biến món mới!

...

Còn về câu chuyện ăn uống của mình thì rất ư là nham nhở!

Mình hay đi nướng Hàn Quốc, Nhật Bản cái thời mà chưa "sập cửa" toàn thành phố! Ra ngoài ăn uống như thế thì cũng phải tự lo việc canh lửa để nướng. Y như việc nấu nướng ở nhà của mình, lâu lâu cũng có miếng thịt không ăn được. Những lần như thế thì cũng phải bỏ đồ ăn đi.

Bên cạnh đó, mình cũng có vài lần ăn sashimi bị hớ. Mình gọi mấy món chưa thử lần nào và... ăn thử! Mình cũng muốn có một phép màu đến với mình như lúc mình chưa biết mấy món sống ăn ra sao và ăn thử thì những món đó thật hợp khẩu vị! Một lần gọi cá ngừ (kết quả là chị bạn mình phải ăn hết), một lần gọi sò lông và một lần gọi cá cam (kết cục đều phải bỏ lại hết!).

Một lần kia mình lỡ tay làm rớt hộp cơm khi đang vung tay trên đường đi mua cơm về. Thế là mình mất một hộp cơm oan uổng. Tiếc vì công sức đi mua, tiếc vì cơm ngon mình chẳng được phần. Thế nhưng mình cũng chỉ đành đi mua một hộp khác, còn hộp cũ thì đành xin cúng cho thánh thần, đất trời. 

Mấy bữa kia mình xuống bếp như một vị tiểu tiên chốn nào, rất là hí hửng, vui vẻ. Nhưng mà nấu nướng xong thì mình hết ăn nổi, ăn chưa xong đã muốn ói ra, ăn xong thì mật xanh rờn hết thảy! Không phải do mình nấu dở, nhưng mà do mình bị "tuột" hứng. Cho nên mình không thể ăn uống cho đàng hoàng được. Hôm gần nhất là bánh gạo thì phải để qua ngày rồi dẫn đến kết cục phải bỏ đi, hôm trước hết là ăn bánh mì trứng chiên với trái bơ dằm thì phải ráng lấy hứng ăn lại để nuốt hết, hôm kia nữa thì là hai bịch mì gói với thanh cua xé sốt ma-yo thì mình cũng phải ngồi nghỉ thật lâu...

Nói như vậy là để cho các bạn thấy cái hứng ăn uống nó quan trọng như thế nào. Nếu mình có hứng sớm hơn với mấy miếng thịt nướng trên than thì đã lấy chúng ra trước khi khét nghẹt. Nếu mình có hứng với đúng món sashimi mình có thể ăn được thì mình đã chẳng phải gọi nhầm. Nếu mình có hứng ăn đến nỗi phải nhớ bảo vệ hộp cơm của mình thì mình đã chẳng vung tay tứ tung. Nếu mình có hứng với một món ăn mình sẽ làm và làm đúng như nguyện vọng với món được ăn thì mình đã chẳng sinh ra cái phản ứng hóa học bậy bạ đó!


Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Bạch Nguyệt quang và nốt Chu sa

Bạch Nguyệt quang là ánh trăng sáng!

Nốt Chu sa là dấu vết màu đỏ!


Sẽ có nhiều câu chuyện, những giai thoại về hai hình ảnh này khi đặt chúng cùng nhau. Có giai thoại chu toàn, hạnh nguyện; lại có câu chuyện đau lòng, thắt ruột xé gan!

Bạn sẽ quan tâm, vun vén cho giai thoại, câu chuyện nào? Là chọn lựa một chiếc cầu vồng muôn màu muôn sắc hay là một chút say nắng đầu đời để lại nhiều luyến lưu, mãi không dứt?


Câu chuyện thứ nhất (mình lượm ở bài comment ở link YouTube dưới) thì ví bạch Nguyệt quang và nốt chu sa như hoa hồng trắng và hoa hồng đỏ. Mỗi loài hoa là một cô gái mà một bạn nam phải gặp trong cuộc đời, và ở một thời điểm nào đó, đưa ra lựa chọn ai sẽ ở lại trong cuộc đời của bạn ấy. Nếu chọn hoa hồng trắng, sau này ăn cơm thì sẽ có hạt cơm dính bên mép. Nếu chọn hoa hồng đỏ, sau này trên người bạn ấy sẽ có vết muỗi cắn. 

Nói chung là chọn cô gái nào thì bạn ấy cũng phải chọn cái khổ đau về sau, chỉ là đau như thế nào, khổ hạnh ra sao.


Còn trong câu chuyện mà mình nghĩ ra thì nốt Chu sa có liên quan đến thời kỳ kịch sử của nhà Chu khi lên ngôi. Có vẻ như mỗi lần đổi ngôi của một vương triều là mỗi lần một dãy những vì sao trên trời lại tự sắp xếp lại chỗ ở. Các vì sao lúc ấy đã định sẵn một tương lai huy hoàng cho con cháu tổ tông dòng họ Chu nên mới cùng nhau va vào ngôi sao tướng mệnh của nhà Chu và tập hợp lại tạo nên một ngôi sao lớn chiếu ánh sáng màu cam. Người Chu sau trận chiến thắng nhà Thương thì mỗi ngày đều nhìn thấy một ánh sáng rực rỡ như lửa chiếu xuống nhân gian. Họ thấy rằng ánh sáng này thật đặc biệt và cho rằng ánh sáng này chính là những vì sao thắp lên vì thời kỳ ngự trị của vua nước họ nên mới đặt tên cho mỗi tia sáng là nốt Chu sa - có nghĩa là tia sao rơi xuống nhà Chu. Nốt Chu sa được yêu mến vì những vệt màu trên đất và sự ấm áp khi đứng vào nơi có tia sáng chiếu vào. Nốt Chu sa lấy từ trong tích trên mang ý nghĩa là một điều đẹp đẽ và may mắn.

Trong câu chuyện đó, thì bạch Nguyệt quang là những ánh trăng đêm của thời phong kiến Trung Quốc. Sử thi nói, từ thời nhà Chu trở đi, có một tuyệt lệnh rằng ai khinh thường vua là khinh thường lệnh trời, và người đó đáng bị xử phạt. Dân của một nước bắt đầu được đến trường đề học tập lễ nghi, tập quán; người có quyền thế, tiền bạc thì được học thêm cả lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự - đánh xe, thư - chữ viết, số. Những điều đẹp đẽ dần được khám phá và từ đó, có những người có lòng yêu cảnh khuya tịch mịch. Sau, người học cao hiểu rộng ra vườn hóng gió mát thì thấy cả ánh trăng sáng rồi đem lòng yêu cả ánh trăng. Thói quen ngắm trăng của một người được truyền bá trong nhân thế rồi trở thành thói quen của nhiều người hơn. Ánh trăng chiếu soi chúng ta mỗi ngày là nhờ ánh sáng của một vì sao tên là mặt Trời. Có một ánh sáng ban đêm cũng có nghĩa là chúng ta rất may mắn. Ánh trăng được tôn thờ vì ánh sáng của nó, không đẹp rực rỡ nhưng rạng ngời, làm chủ những buổi đêm.

Từ hai điển tích ở trên, có thể thấy bạch Nguyệt quang và nốt Chu sa có thể nói về hai tình nhân của một cuộc đời hoặc về một câu chuyện đầu đuôi của tình cảm của một cặp đôi. 

Nếu là hai tình nhân của một cuộc đời thì sẽ tự nhiên để lại một nỗi đau trong đời của ba người (mà những câu chuyện tiêu biểu thì chẳng thể gom hết lại để kể). Nhưng có kể như thế nào thì kết cuộc mỗi hình ảnh vẫn là đại diện của một vị tình nhân mà thôi!

Nếu là câu chuyện của một cặp đôi thì sẽ rất hạnh phúc. Cho dù có những lan man, trắc trở đi chăng nữa thì những cảm xúc tiêu cực cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong cuộc sống của hai người. 

Link nguồn gốc của ý tưởng dành cho bài viết:

[Vietsub] Bạch Nguyệt Quang Và Nốt Chu Sa (full Tiktok) - Đại Tử | 白月光与朱砂痣 - 大籽 - YouTube

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Suy ngẫm: Ai rồi cũng phải lớn!

Tôi có chút lạ lẫm với cuộc sống này! Từ lúc nhỏ, tôi đã chẳng bao giờ mơ sẽ lớn lên thật nhanh. Tôi chỉ sống sót từng ngày với những ý nghĩ xoay quanh cuộc sống. Ngay cả khi tôi gặp những suy nghĩ tiêu cực của tuổi vị thành niên, tôi cũng chẳng màng đến tuổi tác của mình. Ý thức đầu tiên về độ già dặn của bản thân là khi tôi sắp đón sinh nhật 18 tuổi. Tôi nghĩ: "A ha! Ra là mình sắp được đi kiếm tiền và quyết định tương lai của chính mình!"

Thế nhưng cuộc sống không thuận lợi như tôi vẫn mơ mộng. Tôi được quyết định cuộc sống của chính mình ngay lúc tôi vừa nghĩ đến suy nghĩ ấy. Nhưng mãi đến khi tôi được 23 tuổi, tôi mới bắt đầu có những đồng tiền cay đắng đầu tiên. Phải nói là vừa hạnh phúc, vừa đắng đót. 

Nhưng mà, vì không thành tâm lắm với việc phải thúc đẩy bản thân trưởng thành (phần vì tôi không biết cách, phần vì tôi sợ hãi), nên tôi cũng không lớn lên. Tôi cứ mãi trẻ con qua bao năm tháng dù học hỏi được biết bao nhiêu là điều mới. Do vậy, tôi cũng quên béng những thứ tôi từng qua. 

Có vẻ như, phải thật sự lớn theo từng điều mà bạn học hỏi thì bạn mới thật sự để tâm đến những điều ấy và nhớ vào đầu. 

Vì vậy mà đứa trẻ nào rồi cũng sẽ dừng làm trẻ con, dù sớm hay muộn. Dẫu có đứa là tên to xác, đứa là 'ông/bà cụ non' thì đứa nào rồi cũng sẽ lăn lộn trong dòng đời xuôi ngược! 

Thật ra, ở trạng thái nửa vời lúc lưng chừng của giai đoạn từ hai mươi lên ba mươi, tôi nhận ra là không phải chúng ta ngừng ngây thơ (ngây thơ hay không là do chúng ta lựa chọn từ những thử thách mà người khác tạo ra và chúng cũng chẳng có hại hay lợi ích gì) là ngừng làm một đứa trẻ, chúng ta chỉ đơn giản là có một thân hình rạng vỡ hơn hẳn thời xưa, và những bài kiểm tra quá sức của việc chọn được bình yên. Chúng ta phải quên nhiều thứ không cần thiết để tiếp nhận những điều mới mẻ, có ích cho công việc. Chúng ta gọi đó là "làm người lớn"! Để hoàn thành những bài kiểm tra quá sức, chúng ta phải quen với việc làm-việc-theo-một-guồng-quay. Chúng ta không tiếp xúc nữa với những thứ xa xưa, cũng không có thời gian để nhớ về những thứ ấy. Cho nên chúng ta quên.

Tôi rồi cũng sẽ ổn định với một công việc có ích, rồi cũng sẽ quên béng đi một vài thứ lẻ tẻ. Khi đó, tôi lớn lên và già đi. Khi đó, tôi chính thức là một người lớn, một người trong một biển người sẽ chỉ là những người lớn nữa thôi!


Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Các câu chuyện tự sáng tác dành cho việc xuất bản sau này của chính blogger.

 Vương quốc Yên Tĩnh và truyền thuyết trà đạo ở Vương quốc Yên Tĩnh!

Ngày xửa ngày xưa, ở vương quốc nọ, mọi người rất thích tranh đua, và nhất là vào dịp lễ hội. Vào tháng đầu tiên và tháng giữa năm, khắp nơi tưng bừng tiếng hò hét, hát xướng, truyền thuyết và khua chiêng. Nhà nhà đều rộn vang tiếng cười khi được vui sống trong khung cảnh thanh bình ấm no, hiếu hoạt. Bỗng, một ngày kia, một đoàn các sứ giả từ nhiều nước đến diện kiến đức vua tại cung điện và đem dâng lên Ngài cùng một hiệp ước hòa bình giữa các đất nước khiến Ngài phải suy ngẫm. Chả là, do dân con ngày đêm trẩy hội trong hai tháng trăng tròn của một năm, các vương quốc chung quanh không thể tổ chức ngắm trăng trong yên tĩnh. Mọi người thường phải bỏ đi các cuộc tâm giao, trà nước, mà ở nhà đóng cửa. Do đó, các vua phải phái sứ giả đi thỉnh nguyện đức vua. Trong những hiệp ước có nói: “Nếu các hoạt động này còn diễn ra trong năm tới, các đất nước láng giềng không còn cách nào hết là sẽ đem quân xâm lấn, lăn xả vào cuộc sống của đất nước!”. Đức vua suy ngẫm và ra lệnh cho toàn dân thôi các hoạt động ăn mừng cuộc sống thanh bình, ấm no. Đức vua bảo: “Muốn chào đón khung cảnh thanh bình, no ấm mà ta có được thì nay, ta phải trân trọng nó! Chúng ta không nên mở tiệc rềnh rang mà hãy thảnh thơi cơi trà như các anh em các nước láng giềng.”. Từ điển tích ấy, có một vương quốc trở thành Vương quốc Yên Tĩnh, và có tục lệ trà hoa vào những mùa lễ, Tết.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Các câu chuyện tự sáng tác dành cho việc xuất bản sau này của chính blogger.

 Tuổi hạ đồng hồ

Chương 1: Đồng hồ Thành làng

Một địa điểm sắp tới đây trong truyện dài “Tuổi hạ đồng hồ” chính là Thành làng Tràng An – thiên thành Huế ngày xưa.

Các nhân vật trong truyện chính là chúng ta, ở một thiên kỷ khác; ở một không gian mà chúng ta chưa từng cùng nhau trải qua, nhưng từ lâu đã hằng mong mỏi sẽ được sinh sống, vì được sinh sống cùng với tình nghĩa cao thượng!

--

Hồ nước xanh thủy tiên là một kỳ quan của dân làng đồng ngô Tràng An, Huế! Hồ rộng, lớn, và trải lan khắp cánh đồng ngô ướt nắng... Mỗi năm, nước hồ thay sắc bốn quý; và những sắc màu ngọc thủy lấp lánh nhất kéo dài từ đầu hạ đến hết đông.

Tháng giêng, vào lúc Tết-xuân vừa lúi vào thời, là lúc nước hồ đậm ánh sắc ngọc thiên của bầu trời: mây trắng bồng in từng mảng dưới lòng nước xanh; theo sau là những tia nắng trắng veo chiếu vào nước gương, nhìn trông có thể cảm thấy sự sáng!

Tháng ba, lúc trời xuân quần quẩy trôi đi, cũng là lúc hồ đồng dần thay nước qua màu xanh trong của tinh khiết đất trời! Khí trời có màu xanh nhẹ hẫng, màu trời tập trung trên tầng khí cao vun vút, không khí ẩm uông uốc mà dần sắt se lại vào chiều tà và buổi đêm. Ánh sáng hiu hắt lại, nhưng tỏa nhiều tia thẳng với độ động cao, làm nên một cảm động ấm áp trên từng mạch máu của người trong làng.

Qua đến tháng chín, khi đồng ngô thoang thoái ngả vàng rạ đồng đều, mặt hồ nước dần xanh trong hơn hẳn mùa xuân-hè đã thoi đưa, dần lẩn theo từng chuông gió – rắt từng hạt nước trong veo lên bãi đồng bao quanh, dần để lỡ bóng dáng của những dạt cá chép soi luồng thuồng bay về từ đất Nhật xa xôi; theo dòng nước biển Đông và sông hồ đan xen.

Tháng chạp là khoảng thời gian bốn mươi hai ngày hiếm hoi đất Tràng An được đón mừng thời lập đông! Vụ mùa vãng, đất lai căn, bụi tuyết mỗi sáng đều đều lất phất trên từng mảnh nhà – mảnh ruộng! Để rồi, sau khi mặt trời lặn, dần tan đi, rúng chuyển thành đọng nước, làm nên những những hồ nước bé con, phả nhai hơi sương lạnh!

Còn mặt hồ trên đồng thì ngao ngáo đầy những ếch và nhái tí; đã ẩn cư từ rất lâu dưới những hốc cây, hóc đất ngoài đồng! Đôi lúc, chúng còn hăm hái thi nhau bơi trong nước, tạo nên một hệ thống sinh thái vô cùng sống động, thênh thang. Nước hồ thì đóng cứng thành băng cực vào đêm khuya thanh tịch, chỉ chờ đợi đến trưa sẽ hóa chuyển dần dần thành nước băng, lạnh mà lan man hồi hà!

Các câu chuyện tự sáng tác dành cho việc xuất bản sau này của chính blogger. (2)

Cửa hàng bánh kẹo ở thị trấn

Kansas về chiều đỏ cháy một màu của khí nóng và quả cầu lửa Mặt Trời. Anne và Betha đi dạo trên con đường rơm vàng, rồi cùng nhau ngả chân nghỉ lại nơi rìa ngôi làng. Các em ngồi trên hai chiếc xích đu bay bằng bánh xe cũ, ít chốc lại đu bay lên cao rồi từng đợt chậm rãi đong đưa nhẹ hai chiếc xích đu.

Các em nói chuyện về nhau và lớp học trong rừng phong cũ đỏ. Betha bảo em thích cây lớn và Anne trông giống như người chăm sóc cho cây con hơn. Anne thì kể một truyện dài về những người dì cậu sinh sống ở trung tâm thành phố mà thi thoảng vẫn ghé nhà em để thăm hỏi cha mẹ.

Dòng sông lấp lánh nắng khiến Betha lặng lẽ hơn cả. Em bảo với Anne rằng em không thích Anne lắm, đứa bạn khiến em yêu quý hơn cả là Agatha, một nhỏ nhà giàu tốt bụng. Anne cười vu vơ mãi, nhưng cũng để ý nghe xem bạn của em muốn nhờ em lắng nghe điều gì! À, Anne nhẹ nhàng bảo với Betha rằng đó cũng là điều em muốn nói cùng Betha.

Ừ, ai trong lớp cũng phải kính nể nhỏ nhà giàu Agatha. Bố nó đã cho người tìm và đóng đất xây trường, còn mẹ nó đã lên thị trấn để đặt người ta đóng bàn ghế cho tụi nó, mỗi đứa lại có một cái ghế riêng. Còn nhỏ Agatha thì rất ham học và tận tình. Nó hôm nào cũng ở lại để coi sóc các bạn quét dọn lớp học. Cả lớp vì rất yêu thích chị Mina nên đã đặt phiếu cho chị được làm lớp trưởng. Thế nhưng, chị Mina chỉ cai quản lớp, còn mỗi lần phải trực nhật, nhỏ Agatha làm được hơn cả.

Hai em đang rất yên lặng thì nhỏ Agatha ghé ngang. Nhỏ nhen vào giữa hai chiếc xích đu, sau đó xoa đầu từng đứa. Nhỏ hỏi các em có muốn đi vào thị trấn với ba và nhỏ không. Rồi nhỏ mừng quýnh, xui xui hai bạn đi về phía trong làng. Xe ô-tô của ba nhỏ đang đợi chúng nó trước nhà nhỏ Agatha, ở phía sân nhà.

Bác Grett, ba nhỏ Agatha, vẫy vẫy tay chào khi bọn chúng đi đền. Bác tiến đến chỗ con gái và cất giọng hỏi rằng các bạn có đi cùng không. Agatha nhỏ nhẹ thưa với ba rằng các bạn sẽ đi. Em còn nói rằng các em sẽ rất vui nếu được ghé vào cửa hàng bánh quy ở thị trấn. Bác Grett bảo “Được thôi!” và cười lên rất tươi tắn.

Nhỏ Agatha và ba của nhỏ mở sẵn hai cánh cửa xe cho Anne và Betha. Các em được chỉ dẫn của nhỏ phải cúi hơi thấp người xuống để vào trong xe, sau đó thì phải ngồi yên, không được nhích người qua lại. Các em nghe và làm theo rất mực đúng đắn. Ba nhỏ bật xe lên và bắt đầu lái xe đi. Đầu tiên là cua qua trái, sau đó băng băng đi thẳng một mạch ra khỏi làng.

Lúc này, trời đã buông hoàng hôn xuống trên nền trời! Không khí dìu dịu mát, còn mặt trời lặn dần sau rán chiều, màu trời cũng chuyển sang màu hồng tím.

Bác Grett dừng xe khi mặt trời đã mất hẳn tia chiếu sáng trên những mái nhà, chỉ còn lại một nửa đốm tròn nhỏ xíu xiu phía xa. Bác cầm theo một phong thư vào trong một cửa hàng da thuộc trong thị trấn. Sau đó, bác hướng dẫn hai anh thợ ở cửa hàng đem ra nào là da bò, nào là lông cừu, sắp đầy cả thùng xe.

Bác Grett chở các em đi vào xa hơn trong thị trấn, qua khỏi một đài phun nước. Anne và Betha đều rất phấn chấn khi nhìn thấy những cửa hàng hoa và thú cưng nơi đây! Các em reo lên thích thú, trong khi nhỏ Agatha hướng dẫn cho các em tên gọi của các loài thú và loài hoa!

Cuối cùng, bác Grett dừng xe ở cửa hàng có hai chiếc kẹo peppermint trên bảng hiệu. Nhỏ Agatha xuống xe và mở cửa xe cho Anne và Betha. Hai em mừng rỡ ôm lấy nhỏ Agatha.

Wow! – Hai em đồng thanh reo lên.

Betha nói:

Nơi đây thật tuyệt, chúng tớ rất biết ơn cậu và bác, Agatha à!

Cậu có thể xin cho chúng tớ thêm một ít bánh bơ và kẹo dẻo gấu chứ? – Anne hỏi bạn. “Tớ nghĩ Betha và tớ sẽ tặng cho các bạn và các em nhỏ một ít!”

Nhỏ Agatha đáp:

Được thôi Anne! Tớ sẽ xin ba Grett cho các cậu một keo lớn bánh bơ và kẹo dẻo!

Bốn người cùng nhau bước vội ra ô-tô và nhỏ Agatha lại đứng mở cửa xe cho các bạn. Các em vào xe rồi nhưng bác Grett vẫn đang loay hoay sau xe, tìm chỗ trống để cất những keo bánh. Cuối cùng, bác đã nghĩ tới cách sẽ nhờ các em ngồi sang hẳn một bên, trống chỗ để chân để ướm vào hai keo bánh.