Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Thế nào là "sống thật"?

Mình vừa đọc một bài viết của bạn Mi Ly: "Sống thật được đánh đồng với việc văng tục mọi lúc mọi nơi?" ở trang web: https://www.msn.com/vi-vn/news/national/s%E1%BB%91ng-th%E1%BA%ADt-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%C3%A1nh-%C4%91%E1%BB%93ng-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87c-v%C4%83ng-t%E1%BB%A5c-m%E1%BB%8Di-l%C3%BAc-m%E1%BB%8Di-n%C6%A1i/ar-BB17IppC?ocid=msedgntp 

Và mình có một vài phát biểu như sau về việc "sống thật":

  • Đầu tiên, xin lưu ý là việc một người có quyết định "sống thật" hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới những người xung quanh và toàn xã hội. Bởi vì chúng ta sinh sống dựa vào cách quan sát và trưng cầu phản ứng của mình trong một cộng đồng. Việc một người 'phá vỡ bầu không khí' sẽ khiến người khác phải 'để ý'! 

  • Thứ hai, thật ra mà nói, nếu nói tục hoặc văng tục, chúng ta không sai đối với ông Tổ nghề nói tục, nhưng lại rất mang tính chống đối đối với Chính phủ nước ta vì chúng ta, theo thuần phong mỹ tục (có nghĩa là sống giản dị và sống đẹp), không đi sau xu hướng nói tục và văng tục. 

  • Cuối cùng, việc "sống thật" dễ bị bản thân một người nhầm lẫn với việc "khai thật", là "có gì nói nấy", là nếu hiểu sự việc là máu chảy về tim phải khai ngay với người khác hoặc chính mình là "sự việc là máu chảy về tim", hoặc "máu chảy về tim"! Thật ra, "khai thật" chỉ cần thiết khi đứng ở các góc độ mà bàn luận về chuyện khoa học tự nhiên - xã hội. Còn trong nghệ thuật cuộc sống thì chúng ta chỉ cần biết phải sống, không cần biết phải hy sinh hoặc chết đi làm gì!



Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Các câu chuyện cổ tích tự sáng tác dành cho việc xuất bản sau này của chính blogger.

Làng cá voi 

Cá voi xanh là tổ tiên của những ngư dân biển Cổ Thạch - bãi tắm tiên. Thời cổ đại chỉ có cá voi đăm đăm dưới nước. Tuy nhiên, qua mấy triệu năm tiến hóa, có một giòng cá voi có đầu dần bé lại, có cổ và môi, vây mất đi, hai bên trên dẻ sườn sinh ra hai cánh tay, mọc vai, đuôi hóa thành một cặp chân, da thay thịt đổi! Lạ thay, duy chỉ giòng ấy có những thay đổi và biến thành người. Các con cá voi khác đều không trải qua quá trình này và giữ lại hình dáng nguyên thủy ban đầu.

Các ngư dân và vợ con cùng tổ tiên là giòng cá voi này đều sinh sống trên quần đảo bãi biển tắm tiên ở Cổ Thạch, tỉnh Bình Thuận. Cứ mỗi hè đến, từng tốp ngư dân này thi nhau đi chài lưới ngoài biển lớn, để nhà lại cho các vợ trông coi. Nghe nói, ngoài xa ở bãi biển lớn Cổ Thạch có rất nhiều tiên cá và cá tiên xanh. Mỗi ngư dân đánh bắt nơi đây đều được chúng tặng cho những món quà giá trị. Chưa hết, chúng còn rất tinh thông những cách lướt gió lượn sóng, còn giúp cho các ngư dân tránh được tai nạn và chết chóc ngoài biển khơi! Mùa nào ngư dân đi xa ra biển lớn cũng là mùa bội thu với cá và Ngọc biển.

Bố của bé Bảo Ngọc cũng là một ngư dân. Tuy nhiên, ông lại khỏe mạnh, vạm vỡ phi thường! Do đó, bên cạnh việc ra khơi đánh bắt, ông còn vào hẳn trong tỉnh trên làm bảo vệ cho chợ tỉnh. Những ngày ông không đi biển là dịp mà bé Bảo Ngọc được cùng ông lên chợ tỉnh. Ở đây, bé được ăn no núng nào là bánh cuốn, bột chiên, hủ tíu bò viên, nui thập cẩm. Ngoài ra, trà sữa Toco cũng là một món thức uống quen thuộc của bé!

Bé Bảo Ngọc đặc biệt mê mẩn các trang sức và chạm trổ làm từ Ngọc biển. Ở tỉnh có một xưởng chuyên sản xuất những món đồ tinh xảo này. Những hôm bố dắt em lên chợ sớm đều cho em ghé xem những sản phẩm ấy! Em đong đưa hai mắt ngắm nhìn từng chiếc dây chuyền trong tủ kính. Em thích chiếc dây hạt ru-bi đỏ có vỏ làm từ vàng nguyên chất. Bố đã hứa sẽ mua cho em chiếc dây đó vào ngày sinh nhật năm em 10 tuổi, tức là năm nay.

Bé Bảo Ngọc đón sinh nhật cùng với các bạn trạc tuổi trong làng bãi tắm tiên. Buổi sinh nhật được tổ chức bên bờ biển. Các em mặc những bộ đồ tắm sặc sỡ, nhảy múa cùng nhau trên bãi cát trắng phau phau rồi túa ra biển cá voi tắm táp!

 

(6 April 20)