Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Các câu chuyện tự sáng tác dành cho việc xuất bản sau này của chính blogger.

 Vương quốc Yên Tĩnh và truyền thuyết trà đạo ở Vương quốc Yên Tĩnh!

Ngày xửa ngày xưa, ở vương quốc nọ, mọi người rất thích tranh đua, và nhất là vào dịp lễ hội. Vào tháng đầu tiên và tháng giữa năm, khắp nơi tưng bừng tiếng hò hét, hát xướng, truyền thuyết và khua chiêng. Nhà nhà đều rộn vang tiếng cười khi được vui sống trong khung cảnh thanh bình ấm no, hiếu hoạt. Bỗng, một ngày kia, một đoàn các sứ giả từ nhiều nước đến diện kiến đức vua tại cung điện và đem dâng lên Ngài cùng một hiệp ước hòa bình giữa các đất nước khiến Ngài phải suy ngẫm. Chả là, do dân con ngày đêm trẩy hội trong hai tháng trăng tròn của một năm, các vương quốc chung quanh không thể tổ chức ngắm trăng trong yên tĩnh. Mọi người thường phải bỏ đi các cuộc tâm giao, trà nước, mà ở nhà đóng cửa. Do đó, các vua phải phái sứ giả đi thỉnh nguyện đức vua. Trong những hiệp ước có nói: “Nếu các hoạt động này còn diễn ra trong năm tới, các đất nước láng giềng không còn cách nào hết là sẽ đem quân xâm lấn, lăn xả vào cuộc sống của đất nước!”. Đức vua suy ngẫm và ra lệnh cho toàn dân thôi các hoạt động ăn mừng cuộc sống thanh bình, ấm no. Đức vua bảo: “Muốn chào đón khung cảnh thanh bình, no ấm mà ta có được thì nay, ta phải trân trọng nó! Chúng ta không nên mở tiệc rềnh rang mà hãy thảnh thơi cơi trà như các anh em các nước láng giềng.”. Từ điển tích ấy, có một vương quốc trở thành Vương quốc Yên Tĩnh, và có tục lệ trà hoa vào những mùa lễ, Tết.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Các câu chuyện tự sáng tác dành cho việc xuất bản sau này của chính blogger.

 Tuổi hạ đồng hồ

Chương 1: Đồng hồ Thành làng

Một địa điểm sắp tới đây trong truyện dài “Tuổi hạ đồng hồ” chính là Thành làng Tràng An – thiên thành Huế ngày xưa.

Các nhân vật trong truyện chính là chúng ta, ở một thiên kỷ khác; ở một không gian mà chúng ta chưa từng cùng nhau trải qua, nhưng từ lâu đã hằng mong mỏi sẽ được sinh sống, vì được sinh sống cùng với tình nghĩa cao thượng!

--

Hồ nước xanh thủy tiên là một kỳ quan của dân làng đồng ngô Tràng An, Huế! Hồ rộng, lớn, và trải lan khắp cánh đồng ngô ướt nắng... Mỗi năm, nước hồ thay sắc bốn quý; và những sắc màu ngọc thủy lấp lánh nhất kéo dài từ đầu hạ đến hết đông.

Tháng giêng, vào lúc Tết-xuân vừa lúi vào thời, là lúc nước hồ đậm ánh sắc ngọc thiên của bầu trời: mây trắng bồng in từng mảng dưới lòng nước xanh; theo sau là những tia nắng trắng veo chiếu vào nước gương, nhìn trông có thể cảm thấy sự sáng!

Tháng ba, lúc trời xuân quần quẩy trôi đi, cũng là lúc hồ đồng dần thay nước qua màu xanh trong của tinh khiết đất trời! Khí trời có màu xanh nhẹ hẫng, màu trời tập trung trên tầng khí cao vun vút, không khí ẩm uông uốc mà dần sắt se lại vào chiều tà và buổi đêm. Ánh sáng hiu hắt lại, nhưng tỏa nhiều tia thẳng với độ động cao, làm nên một cảm động ấm áp trên từng mạch máu của người trong làng.

Qua đến tháng chín, khi đồng ngô thoang thoái ngả vàng rạ đồng đều, mặt hồ nước dần xanh trong hơn hẳn mùa xuân-hè đã thoi đưa, dần lẩn theo từng chuông gió – rắt từng hạt nước trong veo lên bãi đồng bao quanh, dần để lỡ bóng dáng của những dạt cá chép soi luồng thuồng bay về từ đất Nhật xa xôi; theo dòng nước biển Đông và sông hồ đan xen.

Tháng chạp là khoảng thời gian bốn mươi hai ngày hiếm hoi đất Tràng An được đón mừng thời lập đông! Vụ mùa vãng, đất lai căn, bụi tuyết mỗi sáng đều đều lất phất trên từng mảnh nhà – mảnh ruộng! Để rồi, sau khi mặt trời lặn, dần tan đi, rúng chuyển thành đọng nước, làm nên những những hồ nước bé con, phả nhai hơi sương lạnh!

Còn mặt hồ trên đồng thì ngao ngáo đầy những ếch và nhái tí; đã ẩn cư từ rất lâu dưới những hốc cây, hóc đất ngoài đồng! Đôi lúc, chúng còn hăm hái thi nhau bơi trong nước, tạo nên một hệ thống sinh thái vô cùng sống động, thênh thang. Nước hồ thì đóng cứng thành băng cực vào đêm khuya thanh tịch, chỉ chờ đợi đến trưa sẽ hóa chuyển dần dần thành nước băng, lạnh mà lan man hồi hà!

Các câu chuyện tự sáng tác dành cho việc xuất bản sau này của chính blogger. (2)

Cửa hàng bánh kẹo ở thị trấn

Kansas về chiều đỏ cháy một màu của khí nóng và quả cầu lửa Mặt Trời. Anne và Betha đi dạo trên con đường rơm vàng, rồi cùng nhau ngả chân nghỉ lại nơi rìa ngôi làng. Các em ngồi trên hai chiếc xích đu bay bằng bánh xe cũ, ít chốc lại đu bay lên cao rồi từng đợt chậm rãi đong đưa nhẹ hai chiếc xích đu.

Các em nói chuyện về nhau và lớp học trong rừng phong cũ đỏ. Betha bảo em thích cây lớn và Anne trông giống như người chăm sóc cho cây con hơn. Anne thì kể một truyện dài về những người dì cậu sinh sống ở trung tâm thành phố mà thi thoảng vẫn ghé nhà em để thăm hỏi cha mẹ.

Dòng sông lấp lánh nắng khiến Betha lặng lẽ hơn cả. Em bảo với Anne rằng em không thích Anne lắm, đứa bạn khiến em yêu quý hơn cả là Agatha, một nhỏ nhà giàu tốt bụng. Anne cười vu vơ mãi, nhưng cũng để ý nghe xem bạn của em muốn nhờ em lắng nghe điều gì! À, Anne nhẹ nhàng bảo với Betha rằng đó cũng là điều em muốn nói cùng Betha.

Ừ, ai trong lớp cũng phải kính nể nhỏ nhà giàu Agatha. Bố nó đã cho người tìm và đóng đất xây trường, còn mẹ nó đã lên thị trấn để đặt người ta đóng bàn ghế cho tụi nó, mỗi đứa lại có một cái ghế riêng. Còn nhỏ Agatha thì rất ham học và tận tình. Nó hôm nào cũng ở lại để coi sóc các bạn quét dọn lớp học. Cả lớp vì rất yêu thích chị Mina nên đã đặt phiếu cho chị được làm lớp trưởng. Thế nhưng, chị Mina chỉ cai quản lớp, còn mỗi lần phải trực nhật, nhỏ Agatha làm được hơn cả.

Hai em đang rất yên lặng thì nhỏ Agatha ghé ngang. Nhỏ nhen vào giữa hai chiếc xích đu, sau đó xoa đầu từng đứa. Nhỏ hỏi các em có muốn đi vào thị trấn với ba và nhỏ không. Rồi nhỏ mừng quýnh, xui xui hai bạn đi về phía trong làng. Xe ô-tô của ba nhỏ đang đợi chúng nó trước nhà nhỏ Agatha, ở phía sân nhà.

Bác Grett, ba nhỏ Agatha, vẫy vẫy tay chào khi bọn chúng đi đền. Bác tiến đến chỗ con gái và cất giọng hỏi rằng các bạn có đi cùng không. Agatha nhỏ nhẹ thưa với ba rằng các bạn sẽ đi. Em còn nói rằng các em sẽ rất vui nếu được ghé vào cửa hàng bánh quy ở thị trấn. Bác Grett bảo “Được thôi!” và cười lên rất tươi tắn.

Nhỏ Agatha và ba của nhỏ mở sẵn hai cánh cửa xe cho Anne và Betha. Các em được chỉ dẫn của nhỏ phải cúi hơi thấp người xuống để vào trong xe, sau đó thì phải ngồi yên, không được nhích người qua lại. Các em nghe và làm theo rất mực đúng đắn. Ba nhỏ bật xe lên và bắt đầu lái xe đi. Đầu tiên là cua qua trái, sau đó băng băng đi thẳng một mạch ra khỏi làng.

Lúc này, trời đã buông hoàng hôn xuống trên nền trời! Không khí dìu dịu mát, còn mặt trời lặn dần sau rán chiều, màu trời cũng chuyển sang màu hồng tím.

Bác Grett dừng xe khi mặt trời đã mất hẳn tia chiếu sáng trên những mái nhà, chỉ còn lại một nửa đốm tròn nhỏ xíu xiu phía xa. Bác cầm theo một phong thư vào trong một cửa hàng da thuộc trong thị trấn. Sau đó, bác hướng dẫn hai anh thợ ở cửa hàng đem ra nào là da bò, nào là lông cừu, sắp đầy cả thùng xe.

Bác Grett chở các em đi vào xa hơn trong thị trấn, qua khỏi một đài phun nước. Anne và Betha đều rất phấn chấn khi nhìn thấy những cửa hàng hoa và thú cưng nơi đây! Các em reo lên thích thú, trong khi nhỏ Agatha hướng dẫn cho các em tên gọi của các loài thú và loài hoa!

Cuối cùng, bác Grett dừng xe ở cửa hàng có hai chiếc kẹo peppermint trên bảng hiệu. Nhỏ Agatha xuống xe và mở cửa xe cho Anne và Betha. Hai em mừng rỡ ôm lấy nhỏ Agatha.

Wow! – Hai em đồng thanh reo lên.

Betha nói:

Nơi đây thật tuyệt, chúng tớ rất biết ơn cậu và bác, Agatha à!

Cậu có thể xin cho chúng tớ thêm một ít bánh bơ và kẹo dẻo gấu chứ? – Anne hỏi bạn. “Tớ nghĩ Betha và tớ sẽ tặng cho các bạn và các em nhỏ một ít!”

Nhỏ Agatha đáp:

Được thôi Anne! Tớ sẽ xin ba Grett cho các cậu một keo lớn bánh bơ và kẹo dẻo!

Bốn người cùng nhau bước vội ra ô-tô và nhỏ Agatha lại đứng mở cửa xe cho các bạn. Các em vào xe rồi nhưng bác Grett vẫn đang loay hoay sau xe, tìm chỗ trống để cất những keo bánh. Cuối cùng, bác đã nghĩ tới cách sẽ nhờ các em ngồi sang hẳn một bên, trống chỗ để chân để ướm vào hai keo bánh. 

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Thế nào là "sống thật"?

Mình vừa đọc một bài viết của bạn Mi Ly: "Sống thật được đánh đồng với việc văng tục mọi lúc mọi nơi?" ở trang web: https://www.msn.com/vi-vn/news/national/s%E1%BB%91ng-th%E1%BA%ADt-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%C3%A1nh-%C4%91%E1%BB%93ng-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87c-v%C4%83ng-t%E1%BB%A5c-m%E1%BB%8Di-l%C3%BAc-m%E1%BB%8Di-n%C6%A1i/ar-BB17IppC?ocid=msedgntp 

Và mình có một vài phát biểu như sau về việc "sống thật":

  • Đầu tiên, xin lưu ý là việc một người có quyết định "sống thật" hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới những người xung quanh và toàn xã hội. Bởi vì chúng ta sinh sống dựa vào cách quan sát và trưng cầu phản ứng của mình trong một cộng đồng. Việc một người 'phá vỡ bầu không khí' sẽ khiến người khác phải 'để ý'! 

  • Thứ hai, thật ra mà nói, nếu nói tục hoặc văng tục, chúng ta không sai đối với ông Tổ nghề nói tục, nhưng lại rất mang tính chống đối đối với Chính phủ nước ta vì chúng ta, theo thuần phong mỹ tục (có nghĩa là sống giản dị và sống đẹp), không đi sau xu hướng nói tục và văng tục. 

  • Cuối cùng, việc "sống thật" dễ bị bản thân một người nhầm lẫn với việc "khai thật", là "có gì nói nấy", là nếu hiểu sự việc là máu chảy về tim phải khai ngay với người khác hoặc chính mình là "sự việc là máu chảy về tim", hoặc "máu chảy về tim"! Thật ra, "khai thật" chỉ cần thiết khi đứng ở các góc độ mà bàn luận về chuyện khoa học tự nhiên - xã hội. Còn trong nghệ thuật cuộc sống thì chúng ta chỉ cần biết phải sống, không cần biết phải hy sinh hoặc chết đi làm gì!



Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Các câu chuyện cổ tích tự sáng tác dành cho việc xuất bản sau này của chính blogger.

Làng cá voi 

Cá voi xanh là tổ tiên của những ngư dân biển Cổ Thạch - bãi tắm tiên. Thời cổ đại chỉ có cá voi đăm đăm dưới nước. Tuy nhiên, qua mấy triệu năm tiến hóa, có một giòng cá voi có đầu dần bé lại, có cổ và môi, vây mất đi, hai bên trên dẻ sườn sinh ra hai cánh tay, mọc vai, đuôi hóa thành một cặp chân, da thay thịt đổi! Lạ thay, duy chỉ giòng ấy có những thay đổi và biến thành người. Các con cá voi khác đều không trải qua quá trình này và giữ lại hình dáng nguyên thủy ban đầu.

Các ngư dân và vợ con cùng tổ tiên là giòng cá voi này đều sinh sống trên quần đảo bãi biển tắm tiên ở Cổ Thạch, tỉnh Bình Thuận. Cứ mỗi hè đến, từng tốp ngư dân này thi nhau đi chài lưới ngoài biển lớn, để nhà lại cho các vợ trông coi. Nghe nói, ngoài xa ở bãi biển lớn Cổ Thạch có rất nhiều tiên cá và cá tiên xanh. Mỗi ngư dân đánh bắt nơi đây đều được chúng tặng cho những món quà giá trị. Chưa hết, chúng còn rất tinh thông những cách lướt gió lượn sóng, còn giúp cho các ngư dân tránh được tai nạn và chết chóc ngoài biển khơi! Mùa nào ngư dân đi xa ra biển lớn cũng là mùa bội thu với cá và Ngọc biển.

Bố của bé Bảo Ngọc cũng là một ngư dân. Tuy nhiên, ông lại khỏe mạnh, vạm vỡ phi thường! Do đó, bên cạnh việc ra khơi đánh bắt, ông còn vào hẳn trong tỉnh trên làm bảo vệ cho chợ tỉnh. Những ngày ông không đi biển là dịp mà bé Bảo Ngọc được cùng ông lên chợ tỉnh. Ở đây, bé được ăn no núng nào là bánh cuốn, bột chiên, hủ tíu bò viên, nui thập cẩm. Ngoài ra, trà sữa Toco cũng là một món thức uống quen thuộc của bé!

Bé Bảo Ngọc đặc biệt mê mẩn các trang sức và chạm trổ làm từ Ngọc biển. Ở tỉnh có một xưởng chuyên sản xuất những món đồ tinh xảo này. Những hôm bố dắt em lên chợ sớm đều cho em ghé xem những sản phẩm ấy! Em đong đưa hai mắt ngắm nhìn từng chiếc dây chuyền trong tủ kính. Em thích chiếc dây hạt ru-bi đỏ có vỏ làm từ vàng nguyên chất. Bố đã hứa sẽ mua cho em chiếc dây đó vào ngày sinh nhật năm em 10 tuổi, tức là năm nay.

Bé Bảo Ngọc đón sinh nhật cùng với các bạn trạc tuổi trong làng bãi tắm tiên. Buổi sinh nhật được tổ chức bên bờ biển. Các em mặc những bộ đồ tắm sặc sỡ, nhảy múa cùng nhau trên bãi cát trắng phau phau rồi túa ra biển cá voi tắm táp!

 

(6 April 20)